Trong cuộc sống có được sức khỏe trường thọ,gia đình hạnh phúc là ước mơ lớn nhất của nhiều người dân việt nam. Do đó, việc thờ cúng tượng ông thọ đào ở những hướng phù hợp với tuổi của gia chủ là một yếu tố quan trọng trong thuật phong thủy giúp gia chủ và mọi người trong gia đình luôn khỏe mạnh và trường thọ. Nhưng mọi gia đình có cách hiểu còn quá hạn chế về ý nghĩa của pho tượng gỗ điêu khắc này khi được bày trí trong ngôi nhà của bạn.
Ý nghĩa bức tượng ông thọ đào không phải ai cũng biết
Hãy để việc thờ cúng tượng ông thọ đào mang ý nghĩa sâu sắc hơn với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn đọc dưới đây nhé.
Ông Thọ là một trong ba vị tiên được nhiều người dân việt nam biết đến (cùng với ông Phúc và Lộc). Ông Thọ là một biểu tượng cho cuộc sống trường thọ với hình tượng là một ông già có râu tóc bạc trắng, vầng trán cao hói trên tay cầm quả đào tiên, gương mặt được vẻ lên với nét hiền lành,ánh mắt nhân hậu, mặc áo choàng màu vàng, tượng trưng cho cuộc sống trường tồn, khỏe mạnh, yên lành và lâu dài. Hình tượng Ông Thọ được vẽ trên các bức tranh, làm văn hoa họa tiết trang trí trên những sản phẩm gốm, sứ hay được các nghệ nhân chạm khắc thành tượng gỗ, ngà voi, đá. Tuy vậy, pho tượng gỗ ông thọ đào lại được người trong dân gian biết đến một cách phổ biến.
Ý nghĩa của trái đào trong hình tượng cũng là một yếu tố quan trọng và đầy ý nghĩa. Bởi ngoài hình ảnh trái đào ra thì không có loại hoa quả nào mang được nét đặc trưng hơn , thậm chí từng bộ phận trên cây đào điều mang một ý nghĩ riêng biệt: hình ảnh cây đào xum xuê trái với ý nghĩa mong muốn mọi người trong gia đình có được sức khỏe tốt, gỗ đào trong phong thủy có tác dụng để chống lại các linh hồn quấy phá hay yêu ma (thời xưa cung tên, mũi tên cũng thường được làm bằng gỗ đào). Nhưng nhìn chung, quả đào vẫn là hình tượng đặc trưng nhất trong việc bày trí.
Cách bài trí tượng gỗ ông thọ đào
Tục thờ cúng tượng ông thọ được người dân tín ngưỡng từ rất lâu đời với mong muốn gia chủ và mọi người trong gia đình có một cuộc sống an bình và sức khỏe. Vậy nên phong tục này đã giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, và cũng được xem là một nét sống đẹp của người dân việt nam. Tuy nhiên, việc bài trí tượng ông thọ để phát huy được hết khả năng phong thủy thì không phải ai cũng biết..
Ông Thọ trong truyền thuyết dân gian không được xem là một vị thần trong Phật giáo, do đó theo phong thủy ông không được thờ cúng như Đức Phật. Bởi vậy, gia chủ đừng bao giờ bài trí tượng ông Thọ lên bàn thờ như thế sẽ không đem đến được may mắn.. Nhưng với một điều bạn nên lưu ý là để thể hiện lòng thành kính của mình với các vị thần thánh, thì bạn nên bài trí trí các hình tượng trong nhà không được ở vị trí quá thấp, ít nhất phải tầm 1m trở lên.
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý là phải xem tuổi và mệnh của mình thật kỹ trước khi thỉnh tượng ông thọ đào về thờ cúng. Khi chọn mua tượng cần để ý đến thần thái sáng loáng của tượng và sau khi mua xong, tiếp đến là các bước khai quang trước khi thờ cúng. Làm hết những bước trên thì việc thờ cúng tượng ông thọ mới phát huy được hết giá trị phong thủy.