Tượng Gỗ Đạt Ma Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết

Tượng đạt ma gỗ đã được rất nhiều người thỉnh về thờ cúng với nhiều ước nguyện riêng, tuy nhiên, việc thờ cúng cần phải có sự hiểu biết về những kiến thức. Do vậy, trước khi thỉnh tượng về thờ cúng mọi người nên đọc và chia sẻ bài viết dưới đây.

Lịch sử và truyền thuyết về cuộc đời Bồ Đề Đạt Ma

Bồ Đề Đạt Ma được thiền tông Trung Quốc chính thức công nhận là sư tổ trong thiền tông Đông độ và trở thành người tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triển của môn võ thiếu lâm tự. Theo truyền thuyết kể lại, Bồ Đề Đạt Ma có tên là Bồ Đề Đa La, có thân phận rất cao quý, người vốn là vị vua thứ 3 của nước Hương Chí. Có lần Ông đã cùng Bát Nhã Đa La (vị tổ thứ 27 trong nhà Phật) luận về chữ tâm và ngài đã đem tất cả những suy nghĩ của mình bằng những ý kiến đích thực nói lên được những điều quan trọng của chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy được ngộ tính cao ở hoàng tử và sự hiểu biết hơn người, nên đã khuyên người lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn và thấu đạt.Sau đó Đạt Ma bái Bát Nhã Đa La là thầy và đã trở thành người thừa kế đời thứ 28 của nhà Phật.

Sau này tuy tuổi đã về chiều nhưng Đạt Ma Sư Tổ vẫn không quên lời thầy dạy phải xuất dương truyền bá đạo pháp thì mới phát triển được sự nghiệp vĩ đại. Do vậy, người đã ra đi bằng đường thủy tới Đông Thổ vào thời đại vua Vũ Đế (520 SCN). Vũ Đế là người tôn sùng đạo phật và đã cho xây dựng nhiều chùa chiền bảo điện, nhưng sau cuộc gặp gỡ đó Đạt Ma và Vũ Đế không cùng chung tư tưởng và chí hướng, nên người quyết định cáo từ và vượt qua sông Giang Bắc đi đến ngọn núi Trung Sơn mọc nhiều ngọn cỏ lau. Tại chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma đã quay mặt vào tường và tĩnh tâm thiền tịnh trong 9 năm, từ đó ông được mọi người đặc cho cái tên là Quán Bích Bà La Môn, có nghĩa là ông sư bà la môn nhìn tường.

Đồng thời, sau đó có vị sư Thần Quang cũng có vốn kiến thức, hiểu biết hơn người, nghe đến việc Ngài Đạt Ma ngồi thiền nên đến xin bái kiến để được người nhận làm trò. Nhưng Đạt Ma  vẩn không mấy quan tâm chỉ im lặng tĩnh tâm thiền tịnh. Thần Quang đã quyết tâm ý định bằng cách đứng trong đêm tuyết và tự hủy một cánh tay mình để tỏ được thành ý. Lúc ấy Đạt Ma mới nhận Thần Quang là trò lấy hiệu là Huệ Khả, và sau này trở thành người kế thừa là tổ sư thứ 2 của thiền tông Trung Quốc.

Đạt ma sư tổ –  khơi dậy nguồn cảm hứng trong nghệ thuật.

Trong lĩnh vực điêu khắc gỗ nghệ thuật thì hình tượng Đạt Ma gỗ là một trong số đề tài sáng tác cực kỳ khó, bởi vì để có một pho tượng được coi là chuẩn ngoài chất liệu tốt thì cần phải  có hồn tượng, khí chất trong từng thế khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải người thợ phải có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt là người thợ có tâm yêu nghề và có lòng hướng phật thì mới làm được.

Để chọn tượng gỗ Đạt Ma phù hợp nên chọn tượng có khuôn mặt hung tợn, thần sắc dữ dằn một chút, tuy nó làm cho người xem có phần rụt rè, nhưng cũng chính vì điều đó sẽ làm cho tượng phát huy khả năng trừ tà, trấn trạch một cách hiệu quả hơn. Theo quan niệm người xưa tin rằng, thần thái, khí chất của người càng hung giữ thì năng lực trừ yểm của người càng lớn. Vì vậy, cần đặt tượng quay mặt ra hướng cửa lớn và những phía nhà có ảnh hưởng xấu để tượng có thể chuyển hung thành cát, tránh năng lượng không tốt. Những người làm chức vụ lớn nên đặt tượng trong gian phòng làm việc sẻ giúp tăng cường thêm nguồn sức mạnh lớn và tạo được niềm tin cũng như sự kính trọng của mọi người. Cần tránh đặt tượng ở nơi thiếu sự trang nghiêm ví dụ như nhà bếp, phòng ăn phòng ngủ… càng không nên đặt tượng sát dưới nền mà nhà nên đặt trên kệ hay trên một cái bàn chắc chắn.

Hãy để việc thờ cúng tượng đạt ma gỗ mang đến cho bạn nhiều ý nghĩa với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn ở bài viết bên trên nhé.

XEM THÊM NHỮNG PHO TƯỢNG ĐẠT MA ĐẸP TẠI ĐÂY!

Để lại một bình luận

Call Now