Tranh Tứ Quý Phong Thủy Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết

Tranh tứ quý là dạng tranh gồm 4 bức vẽ về đề tài cây cối hay cảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Dạng tranh này người chơi không chỉ là dùng để trang trí về mặt thẩm mỹ mà còn có nhiều ý nghĩa cầu có được cuộc sống may mắn, an khang thịnh vượng và nó còn có tác dụng đêm đến được những giá trị phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

  1. Ý nghĩa của một bộ tranh tứ quý

Trước tiên, để hiểu hết được nhiều ý nghĩa sâu sắc của bộ tranh tứ quý này, thì các bạn cần nên biết được ý nghĩa riêng biệt của từng bức tranh.

  • Tượng có hình cây Mai: Bức tranh đầu tiên mà các nghệ nhân muốn gởi đến cho người chơi trong bộ tranh tứ quý đẹp này chính là hình ảnh của một cây Mai. Mai chính là 1 loại hoa đặc trưng và gần gũi của người dân Trung Quốc, Mai có màu trắng, là biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa mai có sức sống rất mãnh liệt vẫn kiên cường trong cái giá lạnh và gió tuyết của mùa đông, vẫn ươm mầm, nở hoa khoe sắc đón xuân về. Do đó hoa Mai là biểu tượng của sự hiên ngang và kiêu hãnh bất chấp mọi khó khăn và gian khổ trong cuộc sống đời thường.
  • Hình tượng cây Trúc: Trúc là biệt danh chung của tất cả những loài tre theo tiếng Hán. Cây tre trong tiếng hán thì gọi là Thích Trúc (nghĩa là cây tre có gai). Trúc là biểu tượng của chính nhân quân tử. Được nhiều dân chơi ưa chuộng với thú chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là một cây có thể thích nghi với mọi điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, sống nơi khô cằn nhưng quanh năm vẫn xanh tốt, từ khi mới mọc trúc đã có đốt thẳng đứng và trải qua những trận cháy gay gắt thì những gì còn sót lại là những đốt than dưới một dáng thẳng đứng không bị cong vênh. Bởi vậy mà hình ảnh trúc được tượng trưng cho những người trung trực,tính tình ngay thẳng và không bị ảnh hưởng của những thế lực xấu hay tác động của môi trường xung quanh.
  • Tượng hoa Cúc nở trong mùa Thu: Hoa Cúc cũng là một bức tranh khá đặc biệt là 1 trong 4 bức tranh của bộ tranh tứ quý. Hoa cúc cũng là biểu tượng mang đến ý nghĩa của sự trường thọ như nổi tiếng với cái tên Cúc Vạn Thọ. Đồng thời, trong quan niệm từ đời xưa của người Trung Quốc cây cúc nổi bật với hình ảnh của mỗi bông hoa cúc, dù có đến khi tàn héo rũ cũng không lìa bỏ đài hoa, rơi rụng xuống mặt đất mà nó gục ngay xuống chính dưới thân cây.Hình ảnh đó được ví như hành động của người quân tử, vẫn hiên ngang không chịu khuất phục trước kẻ thù .
  • Cây Tùng phát triển và sống mạnh mẽ giữa trời Đông: Cây Tùng  thường sống và tồn tại trên núi đá cao, nơi khô cằn và thiếu nguồn dinh dưỡng khô cằn. Nó hay mọc ở những miếp núi cheo leo vẫn đứng hiên ngang vươn thẳng lên bầu trời cao dưới những trận bão tuyết, sương gió của thời tiết khắc nghiệt. Do đó mà người nghệ nhân đưa hình ảnh cây tùng vào trong bức tranh với một ý nghĩa hay chân lý của cuộc sống cũng chính là biểu tượng cho Bậc Trượng phu hay Đại trượng phu.
  1. Cách treo bộ tranh tứ quý đúng

Bộ tranh tứ quý gồm Tùng Cúc Trúc Mai khá phổ biến, là hình tượng quen thuộc trong cuộc sống, nhất là đối với những người say mê với lối chơi của bộ tứ bình mang phong cách truyền thống cổ điển. Trong thực tế Tùng Cúc Trúc Mai là bộ tranh tứ bình xuất xứ từ nguồn gốc Trung Quốc, với 4 loại cây mang tính đặc trưng cho nền văn hóa Nho giáo của thời đại xưa.

Trong khi đó, cũng không ít người hiểu theo một ý khác về cách sắp xếp 4 bức tranh này. Bốn bức tranh là hình ảnh của với 4 loài cây, là biểu tượng cho bốn mùa trong 1 năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, cách treo được coi là đúng chuẩn và hợp với phong thủy của bộ tranh tứ quý đó là treo theo thứ tự mùa nào thì cây đó  Mai – Xuân, Trúc – Hạ, Cúc – Thu, Tùng – Đông.

Mọi người có thể treo bộ tranh từ trái sang phải theo phong cách hiện đại hoặc từ phải sang trái theo phong cách cổ điển.

Để lại một bình luận

Call Now