Chế tác tượng phật là một trong những ghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, có tâm để thổi hồn vào trong tác phẩm của mỗi người thợ trong nghề tượng gỗ. Tượng gỗ đẹp, là một tác phẩm được đánh giá không những là hình dáng đẹp mà phải có được hồn tượng, thần thái, sắc xảo. Vậy để làm ra được một sản phẩm đẹp thì quy trình để chế tác gồm những bước nào? Hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu nhé.
Quy trình để chế tác tượng phật bằng gỗ đẹp
Chọn chất liệu gỗ để làm tượng gỗ đẹp
Chọn gỗ là yếu tố chính vô cùng quan trọng để đục tượng. Từ xa xưa, xã hội chưa được phát triển, cuộc sống con người còn nghèo nàn, thiếu thốn, việc tín ngưỡng cũng mới bắt đầu tượng phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay nhu cầu sử dụng ngày càng được ưa chuộng một cách phổ biến từ mẫu mã đến chất liệu. Tượng phật hiện nay được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ trắc, gỗ mun, gỗ hương có khi là gỗ sưa và hoàng đàn. Tùy vào túi tiền và nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Cách chế tác tượng phật đẹp
Dụng cụ dùng để đo đạc của người thợ tạc tượng là dây đo và một “thước tầm”. Từ một khối gỗ ban đầu, người thợ cân đo thể tích để cắt phần gỗ một cách tương xứng : chiều cao, chiều ngang và bề dày, tiếp đến các mẫu gỗ được cắt “dưỡng” – hình mẫu được cắt theo “công tua” hai chiều: với chiều nghiêng (là chiều được nhìn mặt bên tượng) và chiều đứng (là chiều nhìn chính diện).
Phần đầu và mặt tượng lúc nào cũng được các nghệ nhân gia công trước tiên. Đục chạm phác thảo phần mũ rồi trán, mũi, môi, v.v… Các người thợ thường làm theo lối “chắc chắn” bằng việc thực hiện đó là chia đôi khối đầu, thường lấy một điểm chuẩn ở ngay giữa rồi vạch thẳng bổ giữa sống mũi, bắt đầu đục một bên mặt trước; và sau đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, và đục nốt nửa phần còn lại đồng thời đối chiếu với các chi tiết ở nửa mặt bên kia cho đối xứng. Trên khuôn mặt tượng nhìn toàn diện, các nghệ nhân cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện một cách hài hòa cân đối như khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc đến chân mày, rồi đến chiều dài của sống mũi hoặc bề rộng của cánh mũi, hay khoảng cách giữa môi trên và môi dưới rồi từ môi dưới xuống cằm, hay độ dày của môi.v.v… Tai Phật thường to và chảy xệ, người thợ phải cân nhắc đặt sao cho phù hợp với khoảng cách từ chân tóc tới cằm, đôi khi tai tượng Phật chạm đến vai.
Hoàn thiện tác phẩm
Sau khi đục một cách sơ khai để phác thảo tượng (cách định hình dáng chung) một lượt suốt từ diện đến bệ, từ các bước đục chi tiết, những nghệ nhân tạc tượng cũng cẩn thận thực hiện dần từng bộ phận. Ở khâu này người thợ cho đây là một bước quan trọng nhất trong một quá trình để hoàn thành một sản phẩm. Trong khi đục chạm cũng phải phân chia, từng khoảng cách sao cho đảm bảo những tỷ lệ “tương xứng”, phù hợp. Bước cuối cùng để đi đến hoàn thiện là khâu gọt tượng và nạo tượng, rồi đến trau chuốt bằng giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Lưu ý, trong lúc gọt người thợ mỹ nghệ sử dụng loại đục dẹt, mỏng để đục tách từng ra chi tiết sao cho các mảng các khối (chân tay và các ngón của tượng) không bị “dính” vào nhau; và thực hiện kỹ càng những chi tiết uốn lượn, những mảng miếng (những nơi cần làm nổi thì làm nét nổi bật ra, nơi nào cần phải “dìm”, thì phải ẩn đi). Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ, bước tiếp đến là phần sơn. Bước này cũng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận chau chuốt để sản phẩm hoàn thiện thể hiện được hồn của bức tượng
Quy trình các bước chế tác tượng phật bằng gỗ đẹp mà các chuyên gia của chúng tôi gửi gắm chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu biết thêm về những kiến thức cũng như quá trình ra đời của 1 bức tượng đẹp không phải là một chuyện đơn giản mà rất công phu và tâm quyết những người nghệ nhân.
XEM THÊM CÁC MẪU TƯỢNG ĐẸP TẠI ĐÂY