Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Các Loại Gỗ Cẩm

Gỗ cẩm và cách phân biệt các loại gỗ cẩm

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt các loại gỗ cẩm. Gỗ cẩm thường có rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong đó được sát định là có 6 loại chính như: Gỗ cẩm chỉ, cẩm lai, cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm thị, cẩm nam phi. Nhưng cho dù là loại gỗ cẩm gì thì đặc điểm nổi bật của loài gỗ này là vân gỗ rất đẹp,gỗ cứng, thời gian sử dụng lâu, không bị mối mọt hay cong vênh, có thớ gỗ rất mịn. Gỗ cẩm nằm trong danh sách thuộc nhóm gỗ quý hiếm của nước ta, hiện nay được nhà nước đưa ra các biện pháp để bảo tồn nghiêm ngặt.

So sánh giá trị của các loại gỗ cẩm

Gỗ cẩm thị là loại gỗ có giá trị đứng đầu và được mệnh danh là vua gỗ cẩm, với mức giá bán trên thị trường rất cao. Cẩm mắt quỷ được người tiêu dùng đánh giá ở vị trí thứ hai sau gỗ cẩm thị. Thứ hạng giá trị của các loại gỗ còn lại theo thứ tự giảm dần là: cẩm chỉ – cẩm lai – cẩm sừng – cẩm nghệ và sau cùng là cẩm Nam Phi có giá trị thấp nhất.

các loại gỗ cẩm

Bình nghệ thuật gỗ cẩm chỉ

Ưu điểm và nhược điểm của các loại gỗ cẩm

Ưu điểm: Gỗ cẩm có vân rất đẹp được người tiêu dùng đánh giá là đứng đầu trong các loại gỗ về mức độ sắc nét và độc đáo, nó không thua kém vân gỗ sưa hay gỗ trắc hoặc mun. Giá gỗ cẩm bán trên thị trường chưa cao như các loại gỗ khác vì gỗ cẩm chưa nhận được sự ưa chuộng của thị trường Trung Quốc . Bởi vậy, nhân cơ hội này những người đam mê đồ gỗ Việt Nam có thể sử dụng những sản phẩm gỗ cẩm với giá thành hợp lý. Gỗ rất cứng so với các loại gỗ khác, nếu bạn biết cách bảo quản hợp lý thì chúng có tuổi thọ rất lâu, không bị ảnh hưởng của sự tác động của môi trường như mối mọt, cong vênh.

Nhược điểm: Giống như loại gỗ mun, gỗ cẩm tuy cứng nhưng rất dòn, vì vậy dễ bị nứt. Đối với những sản phẩm làm từ cẩm để được ổn định về chất lượng gỗ ta không nên để mộc mà nên phun PU hoặc đánh vecni như thế bạn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng.

Cách để nhận biết gỗ cẩm chỉ

Cẩm chỉ là loại gỗ cẩm nhận được nhiều sự ưa chuộng của phần lớn khách hàng trên thị trường gỗ hiện nay. Đặc trưng của loại gỗ này là vân gỗ rất nhuyễn và đường vân thường không tuân theo một quy luật nào, mỗi khúc gỗ cẩm đem đến cho con người một cái nhìn rất đắc ý, giống như sự chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên tuyệt đỉnh. Tuy mỗi loại gỗ chúng đều có những ưu điểm và nét độc đáo riêng nhưng một điều đáng nói ở đây là riêng với những người mê gỗ cẩm là họ vô cảm khi nhìn thấy các loại gỗ khác, chính vì sức hút mãnh liệt từ những đường vân đặc sắc, có 1 không 2 của cẩm mà không phải loại gỗ nào cũng có được.

Đặc điểm để nhận biết gỗ cẩm chỉ: Vân gỗ nó giống như những sợi chỉ quấn quanh thân gỗ, được người tiêu dùng nhận định là thiên biến vạn hóa, chúng rất sắc nét và dày đặc.

Gỗ cẩm mắt quỷ: Gỗ cẩm mắt quỷ được mệnh danh là nữ hoàng gỗ cẩm cao cấp nó thuộc họ gỗ cẩm chỉ. Cẩm mắt quỷ sống và tồn tại ở những cánh rừng có đất đỏ, được khai thác và đưa ra thị trường. Gỗ mắt quỷ được lấy từ một thân gỗ thường có nhiều mắt gỗ tạo nên những đường cong long lanh huyền bí, người nhìn giống tựa như đường chân mày của  quỷ dữ, từ đó loại gỗ này được con người đặt tên là cẩm mắt quỷ.

Bình phay nghệ thuật gỗ cẩm mắt quỷ

Đặc biệt riêng với gỗ cẩm chúng ta ít nhìn thấy nu của chúng. Tuy vậy nu gỗ cẩm cũng không có đặc điểm gì nổi bật và đặc sắc, nên không nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích của con người. Đồng thời người đam mê gỗ cẩm có phần lớn khách hàng ưa chuộng và săn lùng các tác phẩm được làm từ chất liệu gỗ cẩm mắt quỷ và cẩm lông chuột.

Cách để phân biệt được loại gỗ cẩm sừng.

Những Đặc điểm nhận dạng loại gỗ cẩm sừng: Màu sắc của cẩm sừng là màu đỏ đen,có vân gỗ chìm phải quan sát kỹ mới có thể nhận thấy, gỗ có tính cứng và bền như sừng ít bị mối mọt hay cong vênh, vân gỗ rất sắc nét, loài cẩm này ở một số nơi được gọi với tên khác như cẩm thối, tuy vậy nhưng trên thực tế chúng ta rất ít khi bắt gặp những khúc cẩm sừng có mùi thối. Thường thì cẩm sừng mới cắt xong có mùi thơm mang tính đặc trưng của gỗ, để với thời gian lâu mùi thơm bị mất đi và sẽ không nhận thấy mùi gì cả. Nếu bạn không chú ý sẽ dễ bị nhầm lẫn loại gỗ này với 2 loại gỗ như muồng đen và gỗ mun sừng.

Tam đa gỗ cẩm sừng

+ Gỗ cẩm sừng hay bị làm nhái bởi gỗ muồng đen (gỗ chiu liu). Những đặc điểm cơ bản khác nhau của 2 loại gỗ cẩm sừng và gỗ muồng là ở tính chất của gỗ như độ cứng và vân gỗ. Gỗ muồng có màu sắc sáng hơn nhưng đường vân gỗ không sắc nét và chất gỗ không được chắc và mềm hơn. Do đó giá trị của loại gỗ muồng không cao và có giá bán trên thị trường rẻ hơn nhiều so với loại gỗ sừng. Cũng chính vì lẽ đó mà những sản phẩm cẩm sừng thường bị làm nhái với chất liệu gỗ muồng.

+Những người chơi gỗ có thể nhầm lẫn giữa 2 loại gỗ mun sừng và cẩm sừng vì chúng đều có màu đen. Để phân biệt được hai loại gỗ này người chơi có thể dựa vào điểm khác nhau chính : Gỗ mun sừng tuy có màu đen nhưng đen tuyền hoặc xanh đen, không có vân gỗ hoặc có rất ít vân và để với thời gian lâu sẽ không thấy rõ. Giá gỗ mun sừng được bán trên thị trường với giá cao hơn gỗ cẩm sừng. Gỗ cẩm sừng  thì có màu nâu đen và có vân gỗ nhiều, hơn nữa là vân gỗ không bị mất đi như gỗ mun sừng.

các loại gỗ cẩm

Quan công gỗ mun sừng

Cách để người chơi phân biệt được gỗ cẩm lai.

Tính chất đặc trưng của gỗ cẩm lai: Gỗ có màu đỏ nhưng nhạt hơn so với cẩm chỉ, có vân gỗ đẹp. Đặc tính nổi trội ở loại gỗ cẩm lai là có rác màu trắng tươi, không bị cong vênh hay mối mọt. Do vậy khi sáng chế sản phẩm gỗ cẩm lai các nghệ nhân thường để lại phần rác, để các tác phẩm hoàn thiện mang đến được sự cuốn hút và độc đáo hơn.

Cách để người chơi phân biệt được gỗ cẩm nghệ.

Đặc điểm của loại gỗ cẩm nghệ: Màu sắc của gỗ cẩm nghệ là màu vàng, có vân gỗ ít hơn so với nhiều loại cẩm khác nhưng gỗ có tính chất cứng, độ bền thì cũng tương đương không thua kém những loại gỗ khác. Đặc biệt loại gỗ này có điểm nổi bật hơn là có màu vàng rất sáng, dễ gây ấn tượng và thu hút được mọi sự chú ý của nhiều người hơn so với nhiều loại cẩm khác.

Cách để người chơi phân biệt gỗ cẩm thị – vua gỗ cẩm

Cẩm thị là loại gỗ cẩm được đánh giá là có giá trị cao nhất trong các loại cẩm và cao hơn một chút so với gỗ cẩm mắt quỷ và cẩm lông chuột. Đặc trưng của Gỗ cẩm thị  là có vân màu đen cùng xen lẫn với thịt gỗ màu trắng ngà, đặc biệt vân và thịt hai yếu tố phân biệt khá rõ ràng và sắc nét trên thân gỗ. Đôi khi người chơi gỗ lầm tưởng cẩm thị là mun hoa (mun sọc). Tuy vậy nhưng chúng có điểm chính khác nhau là ở màu vân và thịt gỗ.

–  Màu vân gỗ của mun hoa là xanh đen nhưng màu vân của gỗ cẩm thị là đen tuyền.

– Gỗ mun hoa có đường vân dài, nhưng gỗ cẩm thị thì có đường vân lúc thì kéo dài, lúc thì dứt điểm hình dạng giống như lông báo nên còn được người chơi gọi là gỗ cẩm da báo. Đồng thời đây cũng chính là đặc điểm nổi trội gây được sự chú ý của khách hàng, dẫn đến gỗ này có giá bán trên thị trường cao so với giá mun sọc.

–  Gỗ mun hoa có phần vân màu đen gỗ mun chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với vân của cẩm thị.

– Tùy vào sở thích của mỗi người mà có sự nhìn nhận khác nhau về ưu điểm của từng loại gỗ ví dụ như khách hàng miền nam thì ưa chuộng gỗ cẩm thị còn dân chơi gỗ miền bắc thì thích mun hoa.

Xem thêm các sản phẩm tượng gỗ cẩm của chúng tôi tại đây!

Để lại một bình luận

Call Now